Giới thiệu

Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Bà trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quản lý, có trụ sơ chính đóng trên địa bàn huyện Cát HảiHải Phòng.

Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà  nằm trên đảo Cát Bà – hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Cát Bà. Vị trí địa lý như sau:

  • Cách thành phố Hải Phòng khoảng 45 km về phía Đông
  • Cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km về phía Nam
  • Cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông Nam
  • Tọa độ địa lý:
    • Từ 20°44’ đến 20°52’ vĩ độ Bắc
    • Từ 106°59’ đến 107°06’ kinh độ Đông

Cát Bà là cửa ngõ phía Đông của thành phố Hải Phòng, đồng thời là trung tâm đa dạng sinh học, địa chất, cảnh quan thiên nhiên và du lịch của khu vực.

Cát Bà – Nơi Nào Để Thưởng Thức Thiên Nhiên Hoang Sơ?
  • Ranh giới địa lý

    • Phía Đông và Đông Bắc: Giáp Vịnh Hạ Long, ngăn cách bởi lạch Ngăn và lạch Đầu Xuôi (thuộc tỉnh Quảng Ninh)
    • Phía Tây và Tây Nam: Giáp cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phòng – Đồ Sơn
    • Phía Đông và Đông Nam: Giáp Vịnh Lan Hạ
  • Thông tin hành chính và diện tích

    • Vườn Quốc gia Cát Bà được thành lập theo Quyết định số 79/CP ngày 31/3/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
    • Diện tích ban đầu là 15.200 ha, thuộc địa bàn các xã: Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hảithị trấn Cát Bà.
    • Tổng diện tích tự nhiên hiện nay: 17.362,96 ha, bao gồm: 10.912,51 ha rừng núi; 6.450,65 ha mặt nước biển
Cát Bà - Lịch sử hình thành và phát triển

Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Toàn bộ Vườn Quốc gia Cát Bà là vùng núi non hiểm trở, có độ cao dưới 500 m, phần lớn nằm trong khoảng 50–200 m. Địa hình chủ yếu là núi đá vôi, xen kẽ nhiều thung lũng hẹp, chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.

Địa chất

Đá mẹ chủ yếu của đảo là đá vôi, tạo nên địa hình karst đặc trưng, có giá trị cao về địa mạo và sinh thái.

Đất đai

Vườn Quốc gia Cát Bà có 5 nhóm đất chính:

  • Nhóm đất trên núi đá vôi:
    Đất phong hóa, màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, phát triển trên đá vôi và sa thạch. Tầng đất > 50 cm, pH từ 6,5–7. Phân bố rải rác dưới tán rừng.

  • Nhóm đất đồi feralit:
    Màu nâu vàng hoặc nâu nhạt, phát triển trên sản phẩm phong hóa đá vôi ít chua hoặc trung tính. Một số loại đất có màu trắng xám hoặc nâu vàng, phát triển trên diệp thạch sét chua ở vùng đồi trọc, tầng đất mỏng, nhiều đá lẫn, cấu tượng xấu.

  • Nhóm đất thung lũng cạn:
    Phát triển trên đá vôi hoặc sản phẩm đá vôi, tập trung ở các thung lũng có rừng tự nhiên che phủ.

  • Nhóm đất thung lũng ngập nước:
    Phát triển do quá trình bồi tụ. Mùa mưa thường bị ngập nước, tầng đất mặt mỏng đến trung bình.

  • Nhóm đất bồi tụ ngập mặn:
    Phát triển tại các khu vực cửa sông như Cái Viềng, Phù Long. Được hình thành từ sản phẩm bồi tụ ở vùng ngập mặn.

Đa dạng sinh học

Vườn Quốc gia Cát Bà là một vườn quốc gia vô cùng độc đáo trong hệ thống các VQG của Việt Nam, là vườn đầu tiên trong nước có cả hệ sinh thái rừng và biển. Đây cũng là tâm điểm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát BàDi tích – Danh thắng đặc biệt cấp quốc gia.

Cát Bà là mô hình tiêu biểu cho các hệ sinh thái biển – đảo nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, gồm:

  • Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh trên đảo đá vôi
  • Hệ sinh thái rừng ngập mặn
  • Hệ sinh thái rạn san hô
  • Hệ sinh thái bãi triều
  • Hệ sinh thái hang động
  • Hệ sinh thái hồ nước mặn, vịnh, tùng, áng

Các hệ sinh thái này tiếp nối và xen kẽ nhau, tạo nên cảnh quan đa dạng và môi trường sống phong phú. Đặc biệt, Cát Bà là khu bảo tồn duy nhất trên thế giới còn tồn tại các quần thể nhỏ của loài Voọc Cát Bà.

Thực vật

Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh, nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi. Rừng ở đây cũng có nhiều kiểu sinh thái rừng cá biệt như quần hợp Kim giao (tại khu vực gần đỉnh Ngự Lâm); đơn ưu Và nước (khu vực Ao Ếch).

  • Đa dạng thành phần loài thực vật: Có 1.595 loài, thuộc 853 chi, 188 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch được ghi nhận tại VQG Cát Bà. Đặc biệt có 10 loài thực vật được bổ sung cho danh lục thực vật tại VQG Cát Bà.
  • Tình trạng bảo tồn: Có 70 loài thực vật được xếp hạng đánh giá và liệt kê trong SĐVN, IUCN, NĐ06.

Động vật

Voọc Cát Bà (Voọc đầu vàng) là loài đặc hữu chỉ có ở Cát Bà. Giống như loài Vượn đen tuyền, riêng lông trên đầu có màu vàng trắng. Xưa kia đi thuyền ven đảo có thể thấy hàng đàn Voọc đu mình trên các vách đá. Loài này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN.

  • Đa dạng thành phần loài:
    • Lớp thú: Có 63 loài thú thuộc 44 giống, 20 họ; bố sung cho danh lục 05 loài;
    • Lớp chim: Có 209 loài chim thuộc 132 giống, 51 họ; bổ sung cho anh lục 04 loài;
    • Lớp bò sát: Có 58 loài bò sát thuộc 46 giống, 14 họ; bổ sung cho danh lục 03 loài;
    • Lớp lưỡng cư: Có 27 loài thuộc 15 giống, 07 họ; bổ sung cho danh lục 01 loài;
  • Tình trạng bảo tồn: Có 16 loài thú; 26 loài chim; 13 loài bò sát; 03 loài lưỡng được xếp hạng đánh giá tình trạng đe dọa và liệt kê trong SĐVN, IUCN, CITES, NĐ06, NĐ64.
Cát Bà nơi sinh sống của loài linh trưởng đặc hữu

Động vật biển

Vườn Quốc gia Cát Bà cũng là nơi có hệ thống sinh vật biển vô cùng phong phú và đa dạng. Một trong những loài quý hiếm của Cát Bà là Cá heo lớn và Cá heo bé.